Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Các nguyên tắc trong việc dạy dỗ con cái - trường nội trú IVS - olympic.edu.vn

Theo tập tục văn hóa người Việt, trẻ con trong nhà phải biết kính trên nhường dưới, phải nghe lời người lớn dạy bảo. Điều này đã khắc sâu vào tâm trí của những người thuộc thế hệ cũ.
Tuy nhiên, xã hội hiện nay dường như đã mất đi phép tắc lễ nghĩa. Cái tư tưởng phóng khoáng và “chịu chơi” đã trở thành nếp sống của con người ngày nay. Con cái thích gì làm đó mà không cần phải xin phép cha mẹ. Là bậc cha mẹ khi nhìn thấy con của mình không nghe lời thì nổi nóng và dùng những lời lẽ nặng nhẹ, hoặc thậm chí là đánh con. Đây có phải là biện pháp đúng đắn để dạy dỗ con cái thời nay hay không?
Người xưa có câu nói “học ăn học nói, học gói học mở”, là lời khuyên dạy bảo con cái của mình phải biết học hỏi để sống lịch sự, tế nhị, biết đối nhân xử thế và thành thạo các việc. Không chỉ người Á Đông, mà cả trong văn hóa của người Tây phương cũng phải học các phép tắc xã giao để ứng xử. Vậy làm thế nào dạy dỗ con mình một cách có phương pháp và đảm bảo rằng trẻ có thể nghe theo nề nếp gia đình?
Nếu bạn thật sự chưa hiểu tâm lý của trẻ thì đây là lúc để bắt đầu:
1. Tâm lý của trẻ:
  • Trẻ con quá non nớt để hiểu hết những lời dạy của người lớn về cách ứng xử, phép tắc phù hợp trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Do đó, cha mẹ cần uốn nắn từ từ, không nhất thiết là con phải thế này con phải thế kia mới là đúng.
  • Sở thích của trẻ là được xem ti vi, xem phim hoạt hình, các chương trình thiếu nhi hoặc nghe cha mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ. Bạn hãy tận dụng những khoảnh khắc này để dạy cho con của mình. Tất nhiên, bạn hãy tìm chọn những băng đĩa và tìm hiểu những câu chuyện hay của người xưa về dạy dỗ con cái; chẳng hạn như Nhị Thập Tứ Hiếu, “Sự tích Sọ dừa”, “Cô bé quàng khăn đỏ” v.v…
  • Trẻ con thích bắt chước người lớn: Tâm lý của trẻ từ 3 – 5 tuổi là dễ bắt chước thái độ, lời nói và cử chỉ của người lớn rất nhanh. Cha mẹ lúc này cần luôn thể hiện hành vi đúng đắn trước mặt con trẻ. Khi bạn nhờ con lấy món đồ gì đó thì cũng cần cám ơn con để tạo cho con mình có thói quen trong lời nói “Dạ con cám ơn ông/bà/cha/mẹ!”. Những lời nói như “Dạ vâng”, “Xin lỗi”, “Bắt đầu với chủ ngữ và kết thúc với “ạ”, ví dụ: Mẹ có thể kể chuyện cho con nghe được không ạ?” nên bắt đầu từ phía cha mẹ để con cái nhìn thấy và tiếp nhận trong tư tưởng cho trẻ.
  • Bạn cũng không nên tập cho trẻ thói quen muốn gì được đó. Ý đây là nuông chiều con trẻ. Chúng sẽ hình thành tư tưởng được yêu thương và chăm sóc. Vì điều này chúng sẽ luôn bị phụ thuộc và phản ứng ngược lại nếu ai đó không làm vừa ý chúng. Hãy lập những quy tắc và lịch trình cho trẻ, thời gian nào là ăn, chơi, ngủ và xem ti vi,… Xem ti vi cũng cần có thời gian hạn định. “Mẹ chỉ cho phép con xem ti vi trong 30 phút”. Thì chỉ cho phép chúng xem bấy nhiêu đó. Nếu con khóc lóc nài nỉ thì cũng không vì yêu thương con mà cho phép chúng xem thêm một chút. Nếu làm sai lời không nghe thì con có thể bị cấm xem tivi trong bao nhiêu ngày, v.v…
  • Những hình thức trên được lặp đi lặp lại mỗi ngày để con cái tiếp thu những lời dạy lễ giáo thì chắc chắn rằng chúng sẽ lớn lên trong gia đình có quy củ và phép tắc.
(Ảnh: Wiki)
(Ảnh: Wiki)
2. Bạn đã thật sự hiểu con mình chưa?
  • Khi trẻ bắt đầu lớn dần thì bậc cha mẹ đôi khi cũng lơ là việc dạy dỗ con cái với suy nghĩ rằng chúng có trường lớp, thầy cô dạy dỗ. Đây là suy nghĩ cực đoan. Gia đình vẫn là nguồn cội, gốc rễ để đào tạo trẻ có nguyên tắc trong cuộc sống.
  • Chúng sẽ có tư duy và suy nghĩ thế nào là đúng thế nào là sai. Nếu cha mẹ không uốn nắn ngay từ nhỏ thì khi lớn chúng sẽ dễ tiếp nhận những điều xấu, những điều không tốt ở xã hội một cách nhanh chóng. Càng lớn thì tính cách của trẻ càng bốc đồng và dễ bị ảnh hưởng của xã hội xung quanh. Thấy những đứa trẻ khác chơi game, chơi bắn halflife,… thì chúng cũng học đòi chơi theo.
  • Bạn cần dành chút thời gian ngồi lại suy nghĩ để hiểu hơn về tính cách của con mình. Một khi đã hiểu thì hãy dành thêm thời gian để trò chuyện với trẻ những việc hằng ngày chúng làm và hướng dẫn chúng “lời hay lẽ phải”. “Con rất không thích bạn này bạn kia vì bạn không chơi với con”, vậy bạn trả lời con mình như thế nào? Trước hết, “con có thấy mình sai ở điểm nào không?” Hãy nhìn cái sai của mình trước rồi nhìn lại bạn, “bạn đó là người thế nào?” “Hãy tìm nguyên nhân tại sao bạn đó không chơi với mình?” Dạy con bạn nên theo chiều sâu, nhìn vào bản thân, nhìn vào đối phương, hay những người xung quanh để chúng nhận thức được điều nào là xấu, điều nào là tốt. Khi trưởng thành chúng sẽ vững trãi hơn khi đối diện với nhiều người khác nhau, nhiều tính cách khác nhau trong xã hội để “đối nhân xử thế” tốt hơn.
  • Bạn cũng nên đưa ra những quy tắc trong gia đình. Nếu con không nghe lời thì con phải chép phạt những điều mình làm sai. “Lễ nghĩa” thời xưa vốn rất quý để chúng ta noi theo nên bạn có thể chọn những câu chuyện về ứng xử, về nguyên tắc sống,… bảo chúng đọc và diễn đạt suy nghĩ của chúng về những câu chuyện này. Chúng sẽ học từ đó. Đây cũng là một trong những cách để chúng ghi nhớ những hành vi chưa đúng đắn của mình.
  • Việc la mắng, đánh đập không phải là phương thức tốt để dạy cho trẻ. Tâm lý chúng sẽ trở nên sợ sệt mà xa rời chúng ta, đôi khi có những hành động chống đối. Tình cảm dần trở nên xa lạ, không khắng khít. Vì vậy, kinh nghiệm của cha mẹ khi dạy con cái chính là lắng nghe và hiểu thấu tâm tư, suy nghĩ của con mình, sử dụng những câu chuyện lễ nghĩa của người xưa làm cầu nối đến ngày nay, nhưng trên hết vẫn là cách hành xử của chính cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày, trước mặt con cái.
Xem thêm tại http://olympic.edu.vn

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Trường dạy học sinh cá biệt giỏi nhất Việt Nam!

Trường dạy học sinh cá biệt giỏi nhất Việt Nam!
Trường nội trú IVS - liên tục tuyển sinh trên toàn quốc.
Văn phòng tuyển sinh: 145 Âu Cơ, Hà Nội
Địa chỉ nhà trường: khu KTX B5, trường ĐH TDTT Bắc Ninh, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
 

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Bản chất của thành công - Bài văn gây xôn xao cư dân mạng

“Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại...”.
Phóng to
Bài văn được 9 điểm cộng của cô bé lớp 10 văn, Hà Minh Ngọc
“Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại...”.
Đây là trích đoạn bài văn của một học sinh lớp 10 tên là Hà Minh Ngọc được post lên trang hanheldvn.com đang gây xôn xao cư dân mạng.
Những ngày qua, cư dân mạng hết sức quan tâm đến bài văn của một học sinh lớp 10 được post lên trang hanheldvn.com và các blog (một dạng nhật ký trên mạng).
Điều lạ không phải vì bài văn đạt điểm 9+, cũng không phải vì hành văn, ấn tượng lạ ở chỗ là lời tâm sự của giáo viên với cô học trò nhỏ là tác giả bài văn.
Những tâm sự trong bài viết của Ngọc nhận được nhiều cộng hưởng. Tại trang hanheldvn.com, Teddybear viết: “Ai bảo giới trẻ bây giờ quên tiếng Việt?”. Hepza thì ngắn gọn: “Tuyệt! Cám ơn cô bé Minh Ngọc, cám ơn cô giáo…”.
Trên blog của ZoomNews (người đầu tiên post bài văn này lên) cũng có khá nhiều ý kiến chia sẻ. Các blogger ngạc nhiên về đề văn, thán phục cách học văn của Minh Ngọc.
Và lớn hơn, như LeE nói: “Vô tình, mình có dịp nhận định lại cuộc sống của mình”.
Trong lúc cả nước đang nói về việc thay đổi cách dạy học, ra đề, chấm bài tập làm văn thì đề văn và bài viết này rất đáng suy nghĩ.
ĐĂNG KHOA
Đề bài: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Bài làm:
Bản chất của thành công

Phóng to
Phóng to
Phóng to
Phóng to
Toàn văn bài làm văn của Hà Minh Ngọc và lời phê của cô giáo
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ.
Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công.
Lời phê của cô giáo dạy văn
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
HÀ MINH NGỌC

Danh sách học sinh - thông tin tài khoản cá nhân học sinh trường nội trú IVS

Trường nội trú IVS gửi toàn bộ quý phụ huynh học sinh thông tin tài khoản cá nhân của học sinh đang theo học tại nhà trường. Quý phụ huynh vui lòng tra thông tin học sinh theo danh sách lớp và đăng nhập vào sổ liên lạc điện tử IVS với mật khẩu: vienivsQuý phụ huynh học sinh sau khi đăng nhập tài khoản với mật khẩu mặc định vui lòng đổi mật khẩu mới để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản.
Danh sách học sinh khối lớp 7
Danh sách học sinh khối lớp 8
Danh sách học sinh khối lớp 9
Danh sách học sinh khối lớp 10
Danh sách học sinh khối lớp 11
Danh sách học sinh khối lớp 12
Mật khẩu đăng nhập do IVS cung cấp: vienivs
Quý phụ huynh vui lòng đổi thông tin mật khẩu sau lần đăng nhập đầu tiên. Nếu có vấn đề cần giúp đỡ, hỗ trợ, vui lòng liên hệ email: phuonghoang3591@gmail.com hoặc số điện thoại 0987.300.450 để được hỗ trợ thêm. Email vui lòng ghi rõ yêu cầu hỗ trợ và Mã HS - tên đăng nhập.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Giám đốc điều hành 24h/7 ngày

- Một người từ bỏ cuộc sống riêng tư, lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh, Năm Mới, kỳ nghỉ.
- Một người có bằng cấp trong lĩnh vực Y Tế, Nấu nướng, Tài chính.
- Một người không có thời gian để nghỉ ngơi, để ngủ, chỉ dùng bữa trưa sau khi đối tác đã ăn xong và đôi lúc phải thức đêm cùng đối tác.
- Làm việc suốt 24h/7ngày, 365ngày/năm mà không được trả một đồng lương nào.
-> Đó là giám đốc điều hành của mỗi chúng ta: MẸ!

--
olympic.edu.vn
Phỏng vấn xin việc khó bất ngờ - Ngày của mẹ
Một đoạn clip ghi cuộc phỏng vấn được cho là khó nhất thế giới, kết cục vô cùng bất ngờ và cảm động. This is not my own video. I just want to share a meani

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

CLB nghiên cứu khoa học CNTT, trường phổ thông nội trú IVS

Trong những ngày cuối tháng 8/2013, trong không khí chuẩn bị cho năm học sắp tới 2013-2014, trường phổ thông nội trú IVS, viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao đã tổ chức kỳ thi kiểm tra tư duy logic  IQ cho toàn bộ học sinh nội trú đang theo học tại trường IVS để chọn lọc ra những học sinh ưu tú - có tố chất tư duy tốt để tham gia CLB nghiên cứu khoa học CNTT được đào tạo trực tiếp tại trường IVS.
Các thí sinh là các em học sinh tại trường phải trải qua 2 vòng thi kiểm tra để tìm ra danh sách gồm 16 bạn trên tổng số hơn 400 học sinh đang theo học tại trường. Đến với CLB, các em học sinh sẽ được đào tạo chuyên sâu chuyên ngành công nghệ phần mềm, với sứ mệnh xây dựng các hệ thống quản lý tại trường và tham gia các sân chơi CNTT trẻ với các bạn cùng lứa tuổi.
Một số hình ảnh từ kỳ thi mà các bạn phải trải qua và danh sách 16 thành viên ưu tú của CLB:
Các thầy cô hướng dẫn làm bài cho các bạn học sinh
Các em làm bài rất chăm chú
Bài thi diễn ra trong 10 phút và nhanh chóng trôi qua, nhưng có vẻ các bạn, các em học sinh đều rất vui vẻ với kết quả đã đạt được
Kết thúc bài thi
Danh sách 16 thành viên ưu tú của CLB CNTT của trường IVS:
1. Nguyễn Trung Hiếu - lớp 11A1
2. Ứng Hữu Đức - Lớp 10A1
3. Đồng Minh Tiến - Lớp 12 A2
4.Nguyễn Huy Hoàng - Lớp 10A1
5.Nguyễn Hữu Quân - Lớp 9A1
6. Lê Anh Quang - Lớp 9A2
7. Trịnh Quang Nghĩa - Lớp 10A2
8. Nguyễn Nhật Tuấn Minh - Lớp 10A1
9. Nguyễn Quang Vinh - Lớp 11A1
10. Tô Mạnh Linh - Lớp 11A2
11. Nguyễn Châu Sang - Lớp 10A1
12. Đỗ Mạnh Siêu- Lớp 10A2
13. Vũ Huy Hoàng - Lớp 10A2
14. Hồ Minh Thanh - lớp 9A1
15. Vi Kim Anh - lớp 11A3
16. Nguyễn Cẩm Tú - Lớp 9A1

Hình ảnh thêm về kỳ thi: http://olympic.edu.vn/slide/ky-thi-tuyen-sinh-clb-nghien-cuu-khoa-hoc-cntt-cua-truong-ivs.html




Lễ khai giảng năm học mới 2013-2014, trường phổ thông năng khiếu Olympic

Hôm nay, ngày 5/9, giáo viên và học sinh trường phổ thông năng khiếu Olympic, viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao đã long trọng tổ chức lễ khai giảng, bắt đầu năm học mới 2013-2014.
Đến tham dự buổi lễ khai giảng có ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên các bộ môn cùng toàn thể học sinh đang theo học tại trường phổ thông năng khiếu, viện nghiên cứu phát triễn võ Việt Nam và thể thao.
Xem hình ảnh chi tiết về lễ khai giảng tại trường phổ thông năng khiếu Olympic, viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao, trường phổ thông nội trú IVS tại đây:http://olympic.edu.vn/slide/le-khai-giang-nam-hoc-2013-2014-truong-pho-thong-nang-khieu-olympic.html